Tổng hợp 7 tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm được áp dụng hiện nay
Nhôm là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp,giao thông vận tải,… Tuy nhiên, tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm là vấn đề mà không phải người tiêu dùng nào cũng nắm được. Cùng Nhôm Dinostar tìm hiểu xem tại nước ta kim loại này có những tiêu chuẩn gì nhé!
1. Tiêu chuẩn Việt Nam là gì?
Có lẽ cụm từ viết tắt TCVN đã không quá xa lạ vì nó xuất hiện ở khá nhiều văn bản, sản phẩm,… TCVN chính là ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam, tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn trở thành yếu tố bắt buộc khi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
Ở Việt Nam hiện nay tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật của các bên bao gồm:
- Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ tổ chức thẩm định và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở gồm tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị sự nghiệp.
Các căn cứ xây dựng TCVN được lấy từ:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
- Kinh nghiệm thực tiễn.
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại TCVN bao gồm:
- Tiêu chuẩn thuật ngữ
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn phương pháp thử
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Có thể tham khảo: 04 Tiêu chuẩn nhôm phổ biến đạt chuẩn Quốc Gia và Thế Giới
2. Tổng hợp 7 tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm được áp dụng hiện nay
Tiêu chuẩn quốc gia về nhôm và hợp kim nhôm trong gia công áp lực được áp dụng tại bộ tiêu chuẩn TCVN 12513 – 7:2018 tương đương với ISO 6362-7:2014. Bộ TCVN này do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 79, Kim loại màu và hợp kim của kim loại màu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay tại nước ta có 7 tiêu chuẩn về nhôm và hợp kim nhôm trong gia công áp lực đang được áp dụng bao gồm:
- Phần 1: TCVN 12513-1:2018 (ISO 6362-1:2012) – Điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp.
- Phần 2: TCVN 12513-2:2018 (ISO 6362-2:2014) – Cơ tính.
- Phần 3: TCVN 12513-3:2018 (ISO 6362-3:2012) – Thanh hình chữ nhật ép đùn – Dung sai hình dạng và kích thước.
- Phần 4: TCVN 12513-4:2018 (ISO 6362-4:2012) – Sản phẩm định hình – Dung sai hình dạng và kích thước.
- Phần 5: TCVN 12513-5:2018 (ISO 6362-5:2012) – Thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh – Dung sai hình dạng và kích thước.
- Phần 6: TCVN 12513-6:2018 (ISO 6362-6:2012) – Ống tròn, vuông, hình chữ nhật và hình sáu cạnh – Dung sai hình dạng và kích thước.
- Phần 7: TCVN 12513-7:2018 (ISO 6362-7:2014) – Thành phần hóa học.
2.1 Tiêu chuẩn về điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm que, thanh, ống và các sản phẩm định hình bằng nhôm gia công áp lực dùng cho các ứng dụng kỹ thuật chung. Ngoại trừ Phôi rèn; Sản phẩm định hình chính xác được ép đùn bằng nhôm A6060 và A6063; Sản phẩm được cung cấp ở dạng cuộn; Ống cuộn được cắt thành đoạn.
2.1.1 Những yêu cầu cơ bản
Cùng tham khảo các yêu cầu cơ bản về điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp nhé!
1 – Quá trình sản xuất và chế tạo: Nhà sản xuất sẽ luôn là đơn vị quyết định quá trình sản xuất và chế tạo. Đặc biệt không có sự bắt buộc nào cho rằng quá trình giống nhau cho các đơn đặt hàng tiếp sau và tương tự trừ khi có quy định khác trong đơn đặt hàng.
2 – Kiểm tra chất lượng: Sản phẩm phải được thực hiện kiểm tra, làm các phép thử theo tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật,… được quy định trước khi giao đến tay khách hàng. Nếu khách có nhu cầu kiểm tra hàng hóa thì cần nêu rõ trong đơn đặt hàng.
3 – Thành phần hóa học: Thành phần hóa học phải tuân theo các yêu cầu quy định trong TCVN 12513-7 (ISO 6362-7). Đối với các yêu cầu giới hạn hàm lượng không được quy định trong TCVN 12513-7 (ISO 6362- 7) thì các giới hạn này phải được trình bày trong đơn đặt hàng.
4 – Cơ tính: Cơ tính phải phù hợp với các quy định trong TCVN 12513-2 (ISO 6362-2) hoặc được được trình bày trong đơn đặt hàng theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
5 – Bề mặt hoàn thiện: Sản phẩm không được có các khuyết tật có hại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hành vi thực hiện che đậy khuyết tật bề mặt là không hợp lệ. Tuy nhiên, loại bỏ khuyết tật bề mặt với điều kiện là vẫn duy trì được các dung sai kích thước sẽ được cho phép.
6 – Dung sai kích thước: Nếu không theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng thì quy chuẩn này cần tuân theo TCVN 12513-3 (ISO 6362-3), TCVN 12513-4 (ISO 6362-4), TCVN 12513-5 (ISO 6362-5), TCVN 12513-6 (ISO 6362-6).
2.1.2 Những yêu cầu cho quy trình thử
Quy trình thử bao gồm việc chế tạo phôi mẫu thử, lựa chọn các phương pháp thử phù hợp và sau đó là thử lại. Quy trình thử giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về việc sản phẩm có đạt tiêu chuẩn như đã đề ra trong đơn hàng không. Cho nên thi thực hiện quy trình này, nhà cung cấp phải chú ý, cẩn thận trong từng khâu, đặc biệt là khâu chế tạo phôi mẫu thử. Nếu quá trình lấy phôi mẫu thử xảy ra sai sót thì kết quả sẽ bị sai, dẫn đến việc phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc.
2.1.3 Chuẩn bị sẵn tài liệu kiểm tra
Khi có yêu cầu của khách hàng và có sự thỏa thuận của nhà cung cấp, nhà cung cấp phải cung cấp các tài liệu kiểm tra thích hợp.Các tài liệu phải được xác lập trên cơ sở các kiểm tra và thử nghiệm được các nhân viên có đủ trình độ có liên quan đến quá trình chế tạo hoặc trực thuộc phòng kiểm tra chất lượng thực hiện. Tài liệu bao gồm báo cáo thử và báo cáo thử riêng.
2.2 Tiêu chuẩn về cơ tính
Tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm bao gồm các quy định cơ tính áp dụng cho các que/thanh, ống và sản phẩm định hình bằng nhôm và hợp kim nhôm, gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn dùng cho các ứng dụng kỹ thuật chung. Các tiêu chuẩn này được quy định rõ ràng như sau:
- Các giá trị cơ tính của nhôm và hợp kim nhôm: Áp dụng theo 3 bảng trong “TCVN 12513-2:2018” bao gồm các bảng như: Tiêu chuẩn cơ tính của que/thanh, tiêu chuẩn cơ tính của ống, tiêu chuẩn cơ tính của sản phẩm định hình.
- Về độ giãn dài, sử dụng hai chiều dài đo khác nhau: Việc lựa chọn chiều dài đo cho các phép đo độ giãn dài (A hoặc A50mm) do nhà sản xuất tự quyết định, trừ khi có thỏa thuận khác.
- Kết quả thử: Các kết quả thử phải được làm tròn theo các quy tắc cho trong Phụ lục A.
2.3 Tiêu chuẩn về thanh hình chữ nhật ép đùn – Dung sai hình dạng và kích thước
Các thanh hình chữ nhật ép đùn là phạm vi áp dụng dung sai kích thước và hình dạng của các thanh hình chữ nhật bằng nhôm và hợp kim nhôm ép đùn có chiều dày từ 2mm đến 240mm và chiều rộng nằm trong khoảng 10mm đến 600 mm. Tiêu chuẩn này sẽ phân chia nhôm và hợp kim nhôm thành 2 nhóm tương ứng với mức độ khó khác nhau trong chế tạo sản phẩm.
2.3.1 Tiêu chuẩn về dung sai kích thước
1 – Dung sai chiều rộng và chiều dài: Phải phù hợp với bảng 2 và bảng 3 trong “TCVN 12513-3:2018”
Bảng 2 – Dung sai chiều rộng và chiều dày của nhóm hợp kim (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Chiều dày t, dung sai cho cả phạm vi chiều dày | |||||||||
Phạm vi | Dung sai | 2 ≤ t ≤ 6 | 6 < t ≤ 10 | 10 < t ≤ 18 | 18 < t ≤ 30 | 30 < t ≤ 50 | 50 < t ≤ 80 | 80 < t ≤ 120 | 120 < t ≤ 180 | 180 < t ≤ 240 |
10 ≤ b ≤ 18 | ± 0,25 | ± 0,20 | ± 0,25 | ± 0,25 | – | – | – | – | – | – |
18 < b ≤ 30 | ± 0,30 | ± 0,20 | ± 0,25 | ± 0,30 | ± 0,30 | – | – | – | – | – |
30 < b ≤ 50 | ± 0,40 | ± 0,25 | ± 0,25 | ± 0,30 | ± 0,35 | ± 0,40 | – | – | – | – |
50 < b ≤ 80 | ± 0,60 | ± 0,25 | ± 0,30 | ± 0,35 | ± 0,40 | ± 0,50 | ± 0,60 | – | – | – |
80 < b ≤ 120 | ± 0,80 | ± 0,30 | ± 0,35 | ± 0,40 | ± 0,45 | ± 0,60 | ± 0,70 | ± 0,80 | – | – |
120 < b ≤ 180 | ± 1,0 | ± 0,40 | ± 0,45 | ± 0,50 | ± 0,55 | ± 0,60 | ± 0,70 | ± 0,90 | ± 1,0 | – |
180 < b ≤ 240 | ± 1,4 | – | ± 0,55 | ± 0,60 | ± 0,65 | ± 0,70 | ± 0,80 | ± 1,0 | ± 1,2 | ± 1,4 |
240 < b ≤ 350 | ± 1,8 | – | ± 0,65 | ± 0,70 | ± 0,75 | ± 0,80 | ± 0,90 | ± 1,1 | ± 1,3 | ± 1,5 |
350 < b ≤ 450 | ± 2,2 | – | – | ± 0,80 | ± 0,85 | ± 0,90 | ± 1,0 | ± 1,2 | ± 1,4 | ± 1,6 |
450 < b ≤ 600 | ± 3,0 | – | – | – | – | ± 0,90 | ± 1,0 | ± 1,4 | – | – |
Lưu ý: Khi dung sai được quy định tất cả chỉ là một phía dương (+) hoặc âm (-) thì giá trị trong bảng này phải được tăng gấp đôi. |
Bảng 3 – Dung sai chiều rộng và chiều dày của nhóm hợp kim II (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Chiều dày t, dung sai cho cả phạm vi chiều dày | |||||||||
Phạm vi | Dung sai | 2 ≤ t ≤ 6 | 6 < t ≤ 10 | 10 < t ≤ 18 | 18 < t ≤ 30 | 30 < t ≤ 50 | 50 < t ≤ 80 | 80 < t ≤ 120 | 120 < t ≤ 180 | 180 < t ≤ 240 |
10 ≤ b ≤ 18 | ± 0,35 | ± 0,25 | ± 0,30 | ± 0,35 | – | – | – | – | – | – |
18 < b ≤ 30 | ± 0,40 | ± 0,25 | ± 0,30 | ± 0,40 | ± 0,40 | – | – | – | – | – |
30 < b ≤ 50 | ± 0,50 | ± 0,30 | ± 0,30 | ± 0,40 | ± 0,50 | ± 0,50 | – | – | – | – |
50 < b ≤ 80 | ± 0,70 | ± 0,30 | ± 0,35 | ± 0,45 | ± 0,60 | ± 0,70 | ± 0,70 | – | – | – |
80 < b ≤ 120 | ± 1,0 | ± 0,35 | ± 0,40 | ± 0,50 | ± 0,60 | ± 0,70 | ± 0,80 | ± 1,0 | – | – |
120 < b ≤ 180 | ± 1,4 | ± 0,45 | ± 0,50 | ± 0,55 | ± 0,70 | ± 0,80 | ± 1,0 | ± 1,1 | ± 1,4 | – |
180 < b ≤ 240 | ± 1,8 | – | ± 0,60 | ± 0,65 | ± 0,70 | ± 0,90 | ± 1,1 | ± 1,3 | ± 1,6 | ± 1,8 |
240 < b ≤ 350 | ± 2,2 | – | ± 0,70 | ± 0,75 | ± 0,80 | ± 0,90 | ± 1,2 | ± 1,4 | ± 1,7 | ± 1,9 |
350 < b ≤ 450 | ± 2,8 | – | – | ± 0,90 | ± 1,0 | ± 1,1 | ± 1,4 | ± 1,8 | ± 2,1 | ± 2,3 |
450 < b ≤ 600 | ± 3,5 | – | – | – | – | ± 1,2 | ± 1,4 | ± 1,8 | – | – |
Lưu ý: Khi dung sai được quy định tất cả chỉ là một phía dương (+) hoặc âm (-) thì giá trị trong bảng này phải được tăng gấp đôi. |
2 – Bán kính lớn nhất của góc: Phải phù hợp với bảng 4 của “TCVN 12513-3:2018 “
Bảng 4 – Giá trị lớn nhất của bán kính góc (Đơn vị: Milimet)
Chiều dày t | Giá trị lớn nhất của bán kính góc | |
Hợp kim nhóm I | Hợp kim nhóm II | |
2 ≤ t ≤ 10 | 0,6 | 1,0 |
10 < t ≤ 30 | 1,0 | 1,5 |
30 < t ≤ 80 | 1,8 | 2,5 |
80 < t ≤ 120 | 2,0 | 3,0 |
120 < t ≤ 180 | 2,5 | 4,0 |
180 < t ≤ 240 | 3,5 | 5,0 |
3 – Dung sai các chiều dài cố định: Cho phép được quy định trong bảng 5 của “TCVN 12513-3:2018”. Nếu cung cấp các chiều dài cố định thì các chiều dài này phải được công bố trong đơn đặt hàng.
Bảng 5 – Dung sai của chiều dài cố định (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Dung sai của chiều dài cố định | ||
L ≤ 2000 | 2000 < L ≤ 5000 | L > 5000 | |
b ≤ 100 | +5 | +7 | +10 |
0 | 0 | 0 | |
100 < b ≤ 200 | +7 | +9 | +12 |
0 | 0 | 0 | |
200 < b ≤ 450 | +8 | +11 | +14 |
0 | 0 | 0 | |
450 < b ≤ 600 | +9 | +12 | +16 |
0 | 0 | 0 |
Trong trường hợp không có chiều dài cố định hoặc nhỏ nhất được quy định trong đơn đặt hàng, có thể cung cấp các thanh hình chữ nhật có các chiều dài ngẫu nhiên phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.
4 – Độ vuông góc của các đầu mút được cắt: Phải ở trong phạm vi một nửa dung sai của chiều dài cố định đã quy định trong bảng 5 trong “TCVN 12513-3:2018” cho cả hai chiều dài cố định và ngẫu nhiên.
2.3.2 Tiêu chuẩn về dung sai hình dạng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm thì quy định chung của tiêu chuẩn này áp dụng trong dung sai độ phẳng, độ thẳng và độ xoắn cho tất cả các dạng tôi và ram. Trừ các dạng tôi và ram O và các dạng tôi và ram mẫu TX510 phải đo sai lệch với thanh được đỡ trên một tấm đế nằm ngang giảm tới mức tối thiểu bởi khối lượng của thanh.
1 – Dung sai độ phẳng
Dung sai độ phẳng phải phù hợp với Bảng 6.
Bảng 6 – Dung sai độ phẳng (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Dung sai độ lồi hoặc độ lõm e |
10 ≤ b ≤ 30 | 0,2 |
30 < b ≤ 50 | 0,3 |
50 < b ≤ 80 | 0,4 |
80 < b ≤ 120 | 0,6 |
120 < b ≤ 180 | 0,9 |
180 < b ≤ 240 | 1,2 |
240 < b ≤ 350 | 1,5 |
350 < b ≤ 450 | 2,0 |
450 < b ≤ 600 | 2,5 |
2 – Dung sai độ thẳng
Đối với các thanh hình chữ nhật có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 10mm, dung sai độ thẳng Cần tương ứng với bảng sau:
Bảng dung sai độ thẳng (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Chiều dày t | Dung sai độ thẳng | |
Cho mỗi 1000mm tổng chiều dài (l) h1 | Cho bất cứ 300mm nào h2 | ||
10 ≤ b ≤ 80 | 10 ≤ t ≤ 80 | 2 | 1 |
80 < b ≤ 120 | 10 ≤ t ≤ 50 | 2 | 1 |
50 ≤ t ≤ 120 | 3 | 1,5 | |
120 < b ≤ 180 | 10 ≤ t ≤ 50 | 3 | 1,5 |
50 ≤ t ≤ 180 | 4 | 2 | |
180 < b ≤ 350 | 10 ≤ t ≤ 50 | 4 | 2 |
50 ≤ t ≤ 240 | 6 | 4 | |
350 < b ≤ 450 | 10 ≤ t ≤ 240 | 6 | 4 |
450 < b ≤ 600 | 30 ≤ t ≤ 120 | 6 | 4 |
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm thì đối với các thanh hình chữ nhật có chiều dày nhỏ hơn 10mm, dung sai độ thẳng phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
3 – Dung sai độ vuông góc
Dung sai độ vuông góc được quy định trong bảng sau:
Bảng dung sai độ vuông góc (Đơn vị: milimet)
Chiều dày t | Sai lệch lớn nhất (dung sai) cho độ vuông góc, Z |
2 ≤ t ≤ 10 | 0,1 |
10 < t ≤ 100 | 0,01 x t |
100 < t ≤ 180 | 1,0 |
180 < t ≤ 240 | 1,5 |
4 – Dung sai độ xoắn
Dung sai độ xoắn phải phù hợp với bảng dưới đây:
Bảng dung sai độ xoắn (Đơn vị: milimet)
Chiều rộng b | Dung sai độ xoắn Vi | |
Trên mỗi 1000 mm chiều dài | Trên tổng chiều dài | |
10 ≤ b ≤ 30 | 1 | 3 |
30 < b ≤ 50 | 1,5 | 4 |
50 < b ≤ 120 | 2 | 5 |
120 < b ≤ 240 | 3 | 8 |
240 < b ≤ 350 | 4 | 10 |
350 < b ≤ 450 | 5 | 12 |
450 < b ≤ 600 | 6 | 14 |
2.4 Tiêu chuẩn về sản phẩm định hình – Dung sai hình dạng và kích thước
Tiêu chuẩn định hình chỉ áp dụng cho các sản phẩm định hình dùng trong các ứng dụng kỹ thuật chung. Với các quy định dung sai kích thước và hình dạng của các sản phẩm định hình bằng nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn có mặt cắt ngang nằm trong đường tròn ngoại tiếp đường kính không lớn hơn 800 mm. Trong tiêu chuẩn này nhôm và các hợp kim nhôm gia công áp lực được phân thành hai nhóm tương ứng với các mức độ khó khác nhau trong chế tạo các sản phẩm.
2.4.1 Tiêu chuẩn về dung sai kích thước
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm thì dung sai kích thước được quy định với tiêu chuẩn loại bình thường và loại đặc biệt cho các kích thước của tiết diện cùng với dung sai D cho không gian của phần rỗng. Khi đặt hàng khách hàng nên quy định dung sai bình thường hoặc dung sai đặc biệt được yêu cầu.
Nếu cung cấp các chiều dài cố định, yêu cầu này phải được trình bày trong tài liệu đặt hàng. Dung sai chiều dài cố định được cho trong Bảng 6 của “TCVN 12513-4:2018”. Phạm vi chiều dài và các dung sai cho chiều dài ngẫu nhiên phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
Độ vuông góc của các đầu mút được cắt phải ở trong phạm vi một nửa khoảng dung sai của chiều dài cố định đã quy định trong Bảng 6 thuộc “TCVN 12513-4:2018”đối với cả chiều dài cố định và chiều dài ngẫu nhiên.
2.4.2 Tiêu chuẩn về dung sai hình dạng
Yêu cầu chung của tiêu chuẩn về dung sai hình dạng quy định các loại tôi và ram O và TX510 phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Các tiêu chuẩn về dung sai hình dạng này bao gồm độ thẳng, độ lồi ( lõm), mặt cắt ngang có độ cong hoặc đường viền, độ xoắn, độ chính xác của góc và các bán kính của góc và góc lượng.
2.5 Tiêu chuẩn về thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh – Dung sai hình dạng và kích thước
Tiêu chuẩn này quy định dung sai kích thước và hình dạng cho các sản phẩm sau:
- Thanh tròn: Đường kính từ 8mm đến 350mm bằng nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn.
- Thanh vuông và hình sáu cạnh: Chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện trong phạm vi từ 10mm đến 220mm bằng nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh ép đùn.
2.5.1 Tiêu chuẩn về dung sai kích thước
1 – Dung sai cho đường kính và chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện
2 – Độ tròn của thanh tròn: Độ tròn được đo bằng hiệu số giữa các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong cùng một mặt cắt ngang. Độ tròn cho phép được bao gồm trong các dung sai đường kính quy định trong bảng dung sai kích thước phía trên.
3 – Bán kính của góc cho các thanh vuông và hình sáu cạnh
4 – Dung sai cho chiều dài cố định: Nếu cung cấp các chiều dài cố định thì các chiều dài này phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng cho phép đối với các chiều dài cố định.
5 – Độ vuông góc của các đầu mút được cắt: Độ vuông góc của các đầu mút được cắt phải ở trong phạm vi một nửa của khoảng dung sai chiều dài cố định cho cả chiều dài cố định và chiều dài ngẫu nhiên.
2.5.2 Tiêu chuẩn về hình dạng
Quy định chung về tiêu chuẩn hình dạng bao gồm các dung sai hình dạng dung sai độ thẳng, độ xoắn, độ lồi lõm áp dụng cho tất cả các loại tôi và ram, trừ các loại tôi và ram H112,0 và TX510.
6 – Dung sai độ thẳng
7 – Độ lồi/lõm: Độ lồi/lõm của các thanh phải được bao gồm trong phạm vi dung sai chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đối diện.
8 – Dung sai độ xoắn
9 – Độ vuông góc của thanh vuông
2.6 Tiêu chuẩn về ống tròn, vuông, hình chữ nhật và hình sáu cạnh – Dung sai hình dạng và kích thước
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ống tròn, vuông, hình chữ nhật và hình sáu cạnh ép đùn. Ống tròn có đường kính ngoài (OD) hoặc trong (ID) từ 13 mm đến 450 mm và chiều dày thành từ 1mm đến 100 mm;
Ống khác với ống tròn: vuông, hình chữ nhật và hình sáu cạnh có chiều rộng, chiều sâu hoặc chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đối diện từ 10mm đến 350 mm và chiều dài thành từ 0,5 mm đến 100mm bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn.
Tiêu chuẩn này phân chia nhôm và các hợp kim nhôm gia công áp lực thành hai nhóm tương ứng với mức độ khó khác nhau trong chế tạo các sản phẩm.
2.6.1 Tiêu chuẩn về dung sai kích thước
Tham khảo các yêu cầu được đề cập trong tiêu chuẩn về dung sai kích thước nhé!
- Quy định chung: Khi quy định đường kính ngoài (OD), đường kính trong (ID) và chiều dày thành t, phải áp dụng các dung sai tiêu chuẩn cho tất cả hai kích thước nào trong các kích thước này, nhưng không áp dụng cho tất cả ba kích thước. Do đó, khách hàng phải trình bày hai kích thước danh nghĩa trên bất cứ đơn đặt hàng đã cho nào.
- Dung sai đường kính của ống tròn: Khi quy định dung sai chi là một phía dương (+) hoặc (-) thì giá trị được tăng gấp đôi. Dung sai cho các kích thước vượt quá phạm vi quy định phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.
1 – Dung sai chiều rộng, chiều sâu hoặc chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đối diện – Ống vuông, hình chữ nhật, hình sáu cạnh
2 – Độ vuông góc của các đầu mút được cắt: Độ vuông góc của các đầu mút được cắt phải ở trong phạm vi một nửa của phạm vi dung sai chiều dài cố định đã quy định trong Bảng 11 cho cả hai chiều dài cố định và chiều dài ngẫu nhiên.
2.6.2 Tiêu chuẩn về dung sai hình dạng
Dung sai hình dạng cho loại tôi và ram O phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp là quy định chung của tiêu chuẩn này. Dung sai của các hình dạng sẽ phải phù hợp với các tiêu chuẩn trong các bảng thuộc TCVN 12513-6:2018.
3 – Độ sâu của các vết lõm trên ống tròn: Trong một số các ứng dụng, độ sâu của các vết lõm trên bề mặt có thể là yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với ống tròn có tỉ số đường kính trên chiều dày thành lớn. Trong các trường hợp này, độ sâu lớn nhất cho phép của các vật lõm phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
2.7 Tiêu chuẩn về thành phần hóa học
Tiêu chuẩn này quy định thành phần hóa học áp dụng với nhôm và các hợp kim nhôm gia công áp lực quy định trong ISO 209. Thành phần hóa học của nhôm và các hợp kim nhôm được cho theo tỷ lệ phần trăm khối lượng trong Bảng 1 của TCVN 12513-7:2018.
Về mục đích xác định sự phù hợp với các giá trị này, cần làm tròn giá trị quan sát được hoặc giá trị tính toán thu được từ phân tích phù hợp với các quy tắc làm tròn cho trong Phụ lục A. Phụ lục này đề cập đến việc ghi lại các kết quả thử, số biểu thị kết quả là một phép thử, kiểm tra để xác định, nồng độ của một nguyên tố phải được biểu thị cùng một số lượng các chữ số thập phân như giới hạn tương ứng trong tiêu chuẩn này.
Quy tắc làm tròn được quy định như sau:
- Nhỏ hơn 5: Khi chữ số liền kề ngay sau chữ số cuối cùng (theo quy định ) nhỏ hơn 5, chữ số cuối cùng này vẫn giữ không thay đổi.
- Lớn hơn 5 hoặc bằng 5: Khi chữ số liền ngay sau chữ số cuối cùng (theo quy định) lớn hơn 5 hoặc bằng 5 và theo sau có ít nhất là một chữ số khác không (0), chữ số cuối cùng này được tăng lên một.
- Bằng 5: Khi chữ số liền ngay sau chữ số cuối cùng (theo quy định) bằng 5 hoặc theo sau chỉ là các số không (0), chữ số cuối cùng này vẫn giữ không thay đổi nếu là chẵn và được tăng lên một nếu là lẻ.
Nhôm Dinostar nhận được sự được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ người tiêu dùng trong suốt thời gian qua có lẽ là nhờ vào các sản phẩm chất lượng cao. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi các sản phẩm của chúng tôi trước khi đến tay khách hàng sẽ phải trải qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về nhôm. Những sản phẩm phải đảm bảo không có chất gây hại đến sức khỏe, cơ tính tốt,…
Hy vọng thông qua bài viết trên quý độc giả có thể nắm thêm các thông tin về tiêu chuẩn Việt Nam về nhôm để có thể lựa chọn đơn vị kinh doanh hoặc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng. Nhôm Dinostar tự hào khi được phục vụ quý khách hàng các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc gia về nhôm.
Hãy liên hệ ngay với Nhôm Dinostar để nhận nhận được sự hỗ trợ và tư vấn các sản phẩm về nhôm.
Thông tin liên hệ:
Nhôm Dinostar – Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp
Trụ sở chính:
- 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Tel: 024. 3942. 7991 – Fax: 024. 3218. 1304.
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:
- 360 Điện Biên Phủ – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.
- Tel: 028. 3514. 4769 – Fax: 028. 3514. 4739.
Nhà máy: Đường C2 – Khu C – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên.
Có thể bạn cần biết: