Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wp-pagenavi domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhomdino/ngocdiepdinostar.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhomdino/ngocdiepdinostar.vn/wp-includes/functions.php on line 6114
Hướng dẫn cách sơn lên nhôm hiệu quả nhất, tránh bong tróc

Tư vấn | 10-04-2023

Hướng dẫn cách sơn lên nhôm hiệu quả nhất, tránh bong tróc

Sơn lên nhôm là một trong những biện pháp gia công được sử dụng với mục đích gia tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho các sản phẩm nhôm. Tuy nhiên, cách sơn lên nhôm đúng cách, để đảm bảo có được một bề mặt đều màu và nhẵn mịn thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu 2 cách sơn lên nhôm hiệu quả nhất ngay sau đây nhé!

1. Tại sao phải sơn lên nhôm?

Quá trình sơn lên nhôm đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cấp tính thẩm mỹ và gia tăng tuổi thọ của sản phẩm. Tuổi thọ của nhôm sẽ tăng lên đáng kể nhờ sự bảo vệ của các lớp sơn, hạn chế sự gây hại của các tác nhân xấu từ môi trường, làm suy giảm chất lượng sản phẩm. Do đó, việc sơn lên nhôm giúp sản phẩm đẹp và mới lạ hơn, gia chủ sẽ dễ dàng chọn lựa được màu sơn phủ phù hợp với phong cách trang trí, bản mệnh của mình.

Tuy nhiên, sơn lên nhôm khá khó, đòi hỏi khâu chuẩn bị và các thao tác của bạn phải thật kỹ lưỡng. Vì nếu không chuẩn bị kỹ các cách sơn lên nhôm phù hợp, sau một thời gian sơn trên nhôm sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phồng rộp, và bong tróc dần do sử dụng trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Sơn phủ bề mặt nhôm
Sơn phủ bề mặt nhôm giúp gia tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ của sản phẩm

2. Quy trình sơn tĩnh điện – sơn công nghiệp lên nhôm định hình

Sơn tĩnh điện là cách sơn lên nhôm bằng quá trình phủ một lớp sơn bột tĩnh điện (hỗn hợp từ các hạt nhựa, bột màu nghiền mịn và các chất phụ gia khác) lên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn có gắn điện cực. Sở dĩ gọi tên là sơn tĩnh điện vì sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với bề mặt sản phẩm cần sơn phủ. Quy trình này sẽ giúp nhôm có được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời và gia tăng bề mặt thẩm mỹ.

2.1. Tiền xử lý

Quy trình tiền xử lý có tác dụng làm sạch bề mặt, tạo nền tảng cho lớp sơn bám dính bền chắc hơn. Quy trình tiền xử lý thường diễn ra với 2 công đoạn chính bằng hóa chất và bằng cơ học. Cụ thể:

2.1.1. Tiền xử lý bằng hóa chất

Công đoạn tiền xử lý bằng hóa chất thường diễn ra trong hệ thống các bể nhúng hoặc hệ thống các buồng phun. Bề mặt sản phẩm được làm sạch bằng chất tẩy rửa có tính kiềm, axit hoặc trung tính. Các hóa chất tiền xử lý thường được sử dụng nhất trong sơn tĩnh điện là phốt phát sắt đối với sản phẩm thép, phốt phát kẽm cho sản phẩm mạ kẽm và phốt phát crom hoặc xử lý không crom cho sản phẩm nhôm.

Công đoạn tiền xử lý bằng hóa chất
Công đoạn tiền xử lý bằng hóa chất thường diễn ra trong hệ thống các bể nhúng hoặc hệ thống các buồng phun

Các công đoạn trong giai đoạn tiền xử lý bằng hóa chất được phân tách bằng công đoạn rửa nước để loại bỏ các hóa chất còn sót lại trước khi bước sang công đoạn tiếp theo. Sau khi hoàn tất quy trình tiền xử lý bằng hóa chất, hàng thô được sấy khô để đảm bảo độ bám dính của bột sơn và bề mặt, làm nguội và sẵn sàng bàn giao sang phân xưởng sơn để được phun sơn tĩnh điện.

2.1.2. Tiền xử lý cơ học

Bên cạnh phương pháp tiền xử lý bằng hóa chất, đối với một số các ứng dụng chức năng, bạn có thể sử dụng phương pháp tiền xử lý cơ học như cát hoặc phun bắn. Với cách sơn lên nhôm này, không khí tốc độ cao được sử dụng để đẩy cát, sạn hoặc thép bắn về phía bề mặt sản phẩm giúp bề mặt có tính liên kết tốt, tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện. Sản phẩm được làm sạch bằng cơ học đặc biệt hữu ích để loại bỏ các chất bẩn vô cơ như rỉ sét, cặn và laser oxide.

Sản phẩm nhôm được làm sạch bằng cơ học
Sản phẩm nhôm được làm sạch bằng cơ học đặc biệt hữu ích để loại bỏ các chất bẩn vô cơ như rỉ sét, cặn và laser oxide

2.2. Quy trình sơn tĩnh điện

Sản phẩm sau giai đoạn tiền xử lý sẽ được chuyển vào buồng phun để thực hiện quy trình sơn tĩnh điện nhằm bảo vệ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm. Quy trình này thường diễn ra theo 7 bước, cụ thể như sau:

2.2.1. Bước 1: Tiếp nhận bán thành phẩm (thanh nhôm)

Hàng thô từ xưởng ép được tập kết ở phía đầu dây chuyền Crommat. Thống kê hoặc tổ trưởng, trưởng ca xưởng ép giao, thống kê hoặc tổ trưởng, trưởng ca xưởng sơn nhận: Số cây và trọng lượng của từng mã hàng dựa trên số lượng thực tế đối chiếu với phiếu giao hàng.

2.2.2. Bước 2: Kiểm tra

Kiểm tra hàng thô nhằm loại bỏ hàng móp, bục, không đạt độ cứng, cong vênh. Hàng thô không đạt yêu cầu trả phân xưởng ép, còn hàng thô đạt yêu cầu được sắp xếp vào giá đúng chủng loại, mỗi một lớp hàng phải kê thanh nhằm tránh hàng bị dính (sẽ không bám Crom) hoặc bị đọng nước.

2.2.3. Bước 3: Phun sơn

Các thanh nhôm sau khi được xếp ngay ngắn sẽ được thực hiện phun sơn. Máy phun sơn sẽ phủ đều sơn ở các bề mặt nhôm, đảm bảo thành phẩm có độ phủ màu như nhau. Quá trình phun sơn có thể diễn ra theo nhiều thời gian khác nhau, phụ thuộc vào độ dày lớp sơn yêu cầu.

Máy phun sơn sẽ phủ đều sơn ở các bề mặt
Máy phun sơn sẽ phủ đều sơn ở các bề mặt nhôm, đảm bảo thành phẩm có độ phủ màu như nhau

2.2.4. Bước 4: Sấy khô

Khi sản phẩm hoàn thành giai đoạn phun sơn cũng là lúc chúng được tự động chuyển vào lò sấy. Sản phẩm sẽ được sấy trong khoảng 10 phút dưới nhiệt độ từ 200-215 độ C đối với tất cả các loại sơn (đối với sơn phủ vân gỗ nhiệt độ sẽ là 215-230 độ C). Lò sấy có nguồn nhiệt chính từ bếp tia hồng ngoại hoặc được đốt bằng khí Gas và phải được kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên.

2.2.5. Bước 5: Xuống hàng

Sản phẩm sau khi được sấy khô sẽ được dỡ xuống và kiểm tra chất lượng. Quá trình kiểm tra chất lượng loại bỏ những sản phẩm bị lỗi, không đều màu, không đảm bảo chất lượng như yêu cầu của khách hàng,…Thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển ra ngoài để dán logo và bao gói, sau đó lưu kho hoặc chuyển đến khách hàng.

2.2.6. Bước 6: Dán logo

Công nhân dán logo sẽ tiến hành cắt logo trong máy cắt: Kích thước của cuộn logo tùy theo từng loại mặt hàng sơn. Sau đó công nhân dán logo tiến hành dán logo.

2.2.7. Bước 7: Bao gói

Thanh nhôm sau khi được sơn phủ tĩnh điện và kiểm tra chất lượng thì sẽ được dán băng keo bảo vệ bề mặt. Các thanh nhôm sẽ được xếp đóng từng bó có bọc nilon theo quy cách bao gói đã định trước, cân trọng lượng, dán tem mã vạch đầu bó và cuối cùng nhập kho hoàn thiện.

Sơn tĩnh điện cung cấp thành phẩm đều màu
Sơn tĩnh điện cung cấp thành phẩm đều màu với bề mặt láng mịn, căng bóng

3. Hướng dẫn tự sơn trên bề mặt nhôm không bong tróc

Ngoài sử dụng dây chuyền phun sơn công nghiệp với số lượng lớn thì người dùng cũng có thể tự sơn bề mặt nhôm ngay tại nhà. Việc tự sơn tại nhà có thể giúp bạn tối ưu được một phần chi phí, “khoát chiếc áo mới” cho các sản phẩm nhôm ở nhà bị bong tróc hay bị oxi hóa. Để tự sơn trên bề mặt nhôm không bong tróc, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

3.1. Chuẩn bị

Để quá trình tự sơn được diễn ra như ý muốn, các lớp sơn có chất lượng tốt nhất, bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau đây:

  • Một bộ trang phục bảo hộ: tránh dính sơn trong quá trình tự sơn
  • Dụng cụ sơn: có 3 lựa chọn là súng sơn, cây lăn và chổi quét

1 – Súng sơn: Giúp bạn có được một thành phẩm có chất lượng cao, với bề mặt được phủ đều sơn, tối ưu thời gian sơn. Tuy nhiên, lượng sơn khi phun ra sẽ nén thành hơi nên rất khó để kiểm soát vì chúng sẽ bay tự do trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hít phải.

Lượng sơn khi phun ra sẽ nén thành hơi
Lượng sơn khi phun ra sẽ nén thành hơi nên rất khó để kiểm soát vì chúng sẽ bay tự do trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hít phải.

2 – Cây lăn: Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ dày mỏng của lớp sơn bằng cách lăn nhiều hay ít tại một bề mặt. Tuy nhiên dụng cụ này sẽ làm mất khá nhiều thời gian của bạn và các lớp sơn sẽ không được đều màu.

3 – Chổi quét: Đây là dụng cụ có giá thành thấp và dễ dàng tìm kiếm nhất. Tuy nhiên chất lượng lớp sơn mà chổi quét đem lại sẽ không đều màu và mịn.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số chất tẩy rửa và dụng cụ vệ sinh bề mặt nhôm để đảm bảo quá trình sơn lên nhôm đạt hiệu quả nhất có thế:

  • Dung dịch tẩy dầu mỡ: Loại bỏ các vết dơ bề mặt nhôm, các vết bị oxi hóa.
  • Bàn chải sắt: Được sử dụng để loại bỏ sạch lớp sơn cũ và các vết oxi hóa cứng đầu.
  • Giấy nhám: Sử dụng giấy nhám sẽ làm mịn bề mặt cần sơn, giúp lớp sơn có thể bám kỹ hơn và có độ bền tốt hơn.
  • Sơn lót: Các lớp sơn lót sẽ giúp các lớp sơn của bạn có chất lượng tốt nhất về độ bền và sự đều màu.
  • Sơn màu: có thể lựa chọn giữa sơn latex và sơn acrylic.
    • Sơn Latex: Có tính thẩm mỹ cao, thường được dùng làm sơn bóng cao cấp, dám dính tốt trên bề mặt tường với màu sắc đẹp, bền màu và Dễ dàng sử dụng, khô nhanh, rất thích hợp để sơn những khu vực nhỏ như phòng ngủ, phòng tắm. Tuy nhiên dòng sơn này có độ bám kém trên các bề mặt nhẵn.
    • Sơn Acrylic: màu thành phẩm chuẩn xác, không mùi, độ bám dính cao, dễ dàng sử dụng và có khả năng chống ẩm, chống mốc, thích hợp với các sản phẩm được lắp đặt ở ngoài trời, chịu tác động xấu từ môi trường.
  • Chất tráng men: Lớp men này sẽ giúp bảo vệ lớp nhôm sơn không bị sứt mẻ, trầy xước hay phai màu theo năm tháng sử dụng.

3.2. Tiến hành cách sơn lên nhôm

3.2.1. Bước 1: Làm sạch bề mặt nhôm và để khô

Đối với các sản phẩm sơn mới, bạn có thể sử dụng khăn lau và dung dịch tẩy dầu mỡ để làm sạch bề mặt nhôm. Còn đối với các sản phẩm sơn lại lớp sơn cũ, bạn cần sử dụng bàn chải sắt để làm sạch lớp sơn cũ, sau đó lau lại bằng khăn ẩm. Bạn cần thực hiện lặp lại nhiều lần để có được bề mặt trơn nhẵn, mịn màng, giúp các lớp sơn bám tốt hơn.

Làm sạch bề mặt nhôm
Làm sạch bề mặt nhôm góp phần mang lại bề mặt hoàn thiện mịn, đẹp

3.2.2. Bước 2: Đánh nhám bề mặt kim loại bằng giấy nhám thô rồi mài mịn

Bạn sử dụng giấy nhám thô, chà đều bề mặt theo chuyển động tròn để đảm bảo bề mặt nhẵn mịn. Sau đó, bạn chuẩn bị thêm một chiếc khăn ẩm để có thể lau sạch lớp bụi kim loại mà giấy nhám để lại, giúp dễ dàng kiểm tra bề mặt hoặc lặp lại bước chà giấy nhám nhiều lần để bề mặt đạt được độ mịn tốt nhất.

Sử dụng giấy nhám chà đều bề mặt
Sử dụng giấy nhám chà đều bề mặt theo chuyển động tròn để đảm bảo bề mặt nhẵn mịn giúp loại bỏ các vết bẩn ” cứng đầu”

3.2.3. Bước 3: Sơn lớp lót, để khô rồi chà nhám lại

Dùng sơn lót chuyên dụng dành cho kim loại, phun sơn theo chiều dọc hoặc chiều ngang để các lớp sơn đều nhau. Bạn cần để sản phẩm tự khô trong vòng 20 – 25 phút bằng cách sử dụng quạt hoặc phơi ngoài nắng để đẩy nhanh quá trình làm khô các lớp sơn. Sau khi sơn lót xong, nếu bạn đã hài lòng với bề mặt đó thì chuyển sang bước kế tiếp, hoặc cảm thấy bề mặt còn mấp mô, rỗ hay chảy giọt, chà nhẹ bề mặt bằng giấy nhám rồi tiếp tục phủ nhẹ một lớp sơn lót.

3.2.4. Bước 4: Phủ sơn màu

Sau khi đã lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm, bạn đã tiến hành phủ sơn màu. Ở công đoạn này, bạn cần thực hiện quét hoặc phủ sơn đều tay và theo 1 hướng nhất định để lớp sơn được đều màu và mịn. Trước khi sơn, bạn cần khuấy đều hỗn hợp để có được sự đồng nhất về màu. Sau khi sơn lớp thứ nhất, bạn nên để bề mặt tự khô, sau đó tiếp tục sơn các lớp tiếp theo, tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng cũng như mong muốn độ dày mà bạn có thể sơn từ 3 – 5 lớp.

3.2.5. Bước 5: Phủ chất tráng men

Phủ chất tráng men cũng như quét sơn, bạn sẽ phủ các lớp mỏng theo từng dải chồng mép lên nhau. Sau đó, bạn cần chờ cho từng lớp khô trước khi quét lớp kế tiếp, để thành phẩm có độ bền tốt nhất. Bạn nên thực hiện phủ chất tráng men theo hướng dẫn của dung dịch tráng men.

3.2.6. Những lưu ý khi tự sơn nhôm tại nhà

Để đảm bảo thành phẩm là các lớp nhôm có lớp sơn đều màu, độ bền cao, bạn cần chú ý một số lưu ý quan trọng sau khi tự sơn nhôm tại nhà:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tiến hành sơn: Công tác chuẩn sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm việc, đảm bảo có đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quá trình sơn, cho ra thành phẩm tốt nhất.
  • Sử dụng vật dụng bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe: Bụi do kim loại và sơn gây ra có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nên sử dụng các vật dụng bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kính,…
  • Cần làm sạch bề mặt để có được một bề mặt hoàn thiện thẩm mỹ: Để lớp hoàn thiện mịn và đều màu, khâu làm sạch bề mặt rất quan trọng. Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng và luôn sử dụng khăn ẩm sạch để lau bề mặt.
  • Gia tăng chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm bằng cách sử dụng lớp tráng men: Chất tráng men sẽ quyết định rất nhiều đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đừng quên sử dụng các lớp tráng men để thành phẩm được bóng, đẹp, hạn chế thấm và mốc.
  • Mỗi lớp sơn cần có thời gian đợi khô hợp lý: Cần dành thời gian cho các lớp sơn tự khô, không nên sơn lớp sơn mới khi lớp cũ chưa khô. Nếu bạn nóng vội, các lớp sơn sẽ dễ dàng bị chảy, vón cục, gây mất thẩm mỹ.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích về cách sơn lên nhôm. Sơn lên bề mặt nhôm giúp các sản phẩm trở nên thẩm mỹ hơn, đồng thời tạo thành một lớp phủ hoàn hảo, gia tăng khả năng chống chọi với thời tiết xấu. Tuy nhiên, việc sơn tại nhà sẽ tìm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe, bạn chỉ nên thực hiện tự sơn với những sản phẩm bị bong tróc do thời gian sử dụng quá lâu. Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm nhôm được sơn bằng dây chuyền sơn hiện đại bởi giá thành phải chăng cùng chất lượng lớp sơn tuyệt vời.

Nhôm Dinostar hiện đang là nhà máy sản xuất có tỷ lệ tự động hóa cao hàng đầu cả nước. Nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới, nổi bật nhất là dây chuyền sơn tĩnh điện Wagner của Đức. Hệ thống dây chuyền này được trang bị công nghệ 4.0 với các bộ phận chính gồm: hệ thống buồng sơn kết hợp đèn hồng ngoại, hệ thống cấp bột trung tâm, hệ thống thu hồi bột sơn, thu hồi bụi và robot tự động giúp Nhôm Dinostar tạo ra sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng cao mà còn đạt chuẩn Quốc tế.

Liên hệ ngay theo thông tin bên dưới, đội ngũ tư vấn viên của Nhôm Dinostar luôn sẵn sàng hỗ trợ khi quý khách hàng có nhu cầu:

Thông tin liên hệ:

Trụ sở chính:

  • 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Tel: 024. 3942. 7991 – Fax: 024. 3218. 1304.

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

  • 360 Điện Biên Phủ – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.
  • Tel: 028. 3514. 4769 – Fax: 028. 3514. 4739.

Nhà máy: Đường C2 – Khu C – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên.

Bạn có thể tìm hiểu cách phân biệt nhôm đù và nhôm đúc tại đây