Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wp-pagenavi domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhomdino/ngocdiepdinostar.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nhomdino/ngocdiepdinostar.vn/wp-includes/functions.php on line 6114
Quy trình và tiêu chuẩn sơn tĩnh điện đạt chuẩn quốc tế

Tư vấn | 24-03-2023

Quy trình và tiêu chuẩn sơn tĩnh điện đạt chuẩn quốc tế

Sơn tĩnh điện là một trong những công nghệ bao phủ bề mặt hiện đại nhất hiện nay. Việc ứng dụng sơn tĩnh điện giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm và gia tăng độ bền vô cùng cao. Tuy nhiên, tiêu chuẩn sơn tĩnh điện vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ với người tiêu dùng. Cùng khám phá quy trình và tiêu chuẩn sơn tĩnh điện đạt chuẩn quốc tế trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Quy trình phun sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là phương pháp bao phủ bề mặt được sử dụng phổ biến, không chỉ do công nghệ hiện đại, quy trình tiên tiến mà còn vì:

  • Khả năng chống chịu tốt: chống va đập, tính linh hoạt cao, độ cứng, độ che phủ, chống sứt mẻ và mức độ bền của ứng dụng cao. Các đặc tính đó đã khắc phục được điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam.
  • Tối ưu hóa sản phẩm khi sản xuất: Gia tăng độ bền cho sản phẩm giúp phát huy tối đa công năng.
  • Giúp tiết kiệm được chi phí: Bột sơn được thu hồi để tránh hao hụt, điều này hỗ trợ được người dùng tiết kiệm 10-15% chi phí mua bột sơn.
  • Màu sắc: Bảng tùy chọn màu đa dạng, phù hợp cho nhiều công trình.
Công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại
Công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại giúp tối ưu hóa sản phẩm

1.1. Các bước thực hiện quy trình phun sơn tĩnh điện

Cùng khám xem quy trình phun sơn tĩnh điện đạt chuẩn quốc tế tại Nhôm Dinostar diễn ra như thế nào nhé!

  • Quy trình Crommat (tiền xử lý): Làm sạch bề mặt, tạo tiền đề cho lớp sơn có độ mịn, không bị nhám.
  • Quy trình sơn tĩnh điện: Bao gồm sơn bột và sơn ướt, tại giai đoạn này có vai trò bảo vệ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm.
  • Quy trình sấy: Sau khi xong quá trình phun sơn, sản phẩm được tự động chuyển vào lò sấy trong khoảng 10 phút dưới nhiệt độ từ 200-215 độ C. Điều này giúp bề mặt sản phẩm khô nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Việc kiểm tra được thực hiện xuyên suốt trước trong và sau quy trình sơn tĩnh điện. Điều này tùy thuộc vào loại mặt hàng gia công và nhu cầu của khách hàng để loại bỏ các sản phẩm lỗi, dán tem nhãn những sản phẩm đạt chuẩn.

1.2. Lưu ý về quá trình phun sơn tĩnh điện

Trong suốt quá trình sơn ngoài những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn thì các giai đoạn thực hiện cũng cần lưu ý như sau:

  • Tay súng phun sơn: Luôn đặt vuông góc với sản phẩm cần sơn. Đối với phun thủ công đảm bảo giữ  khoảng cách từ súng phun sơn tới sản phẩm là 10 – 15 cm và 20 – 25 cm đối với phun tự động.
  • Đối với phun thủ công: Để đảm bảo sơn bao phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm phải tuân thủ theo nguyên tắc sơn góc cạnh trước, mặt phẳng sau, và phun từ dưới lên trên.

2. Các tiêu chuẩn chất lượng sơn tĩnh điện

Cần đáp ứng các tiêu chuẩn sơn tĩnh điện để sản phẩm sau khi sơn sẽ đạt được lớp phủ hoàn thiện nhất định. Khi đạt các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của bạn sẽ có độ bền và tuổi thọ cao, không bị mai màu trong quá trình sử dụng,… Nhôm Dinostar thường xuyên áp dụng các tiêu chuẩn sau vào quá trình sơn tĩnh điện các sản phẩm của mình:

STTTiêu chuẩnNội dung
1ASTM D3359-93Độ bám dính của lớp phủ hữu cơ khô
2ASTM D3363-92AĐộ cứng của màng sơn khô
3ASTM D4138-94Độ dày màng sơn khô
4AAMA 2603, AAMA 2604 và AAMA 2605Hiệu suất lớp phủ
5QualicoatChất lượng cho chất lỏng và bột

lớp phủ

2.1. Bề mặt sơn phủ

Bề mặt hoàn thiện sau khi sơn cần được đảm bảo các tiêu chuẩn:

  • Độ bám dính lớp phủ hữu cơ khô: Sau khi thực hiện các lớp phủ thì độ bám dính được kiểm tra để xem hiệu quả bám của sơn đã đạt yêu cầu đề ra chưa.
  • Độ cứng của màng sơn khô: Là một trong những chỉ tiêu vật lý quan trọng giúp đánh giá độ bền, khả năng chống chọi lại các yếu tố gây hư hỏng trầy xước lên lớp sơn.
  • Độ bền va đập: Phạm vi đo độ dày từ 0 đến 50 mils (0 đến 1,3 mm). Ba phương pháp thử được cung cấp để đo độ dày màng khô của hệ sơn bảo vệ gồm sử dụng dụng cụ cắt rãnh, sử dụng dụng cụ mài, sử dụng dụng cụ mũi khoan.
Các kỹ thuật viên cần có tay nghề cao
Các kỹ thuật viên cần có tay nghề cao để khi sơn các lớp sơn tĩnh điện bám đều trên các bề mặt

2.2. Phương pháp kiểm tra – đo lường

Phương pháp kiểm tra – đo lường được đề cập đến 3 phương pháp sau: Tác động lực mạnh, từ tính hoặc dò bằng sóng siêu âm. Phương pháp tác động lực mạnh và từ tính để dùng đo độ dày trước khi đóng cứng và tạo khuôn, trong khi cách dò bằng sóng siêu âm đưa ra các giá trị dự đoán dựa trên hiệu chuẩn của các loại sơn bột. Cần có độ dày lý tưởng cho lớp sơn tĩnh điện bởi một số lý do sau:

  • Đặc tính vật lý và vẻ ngoài: Độ dày cần đạt theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ.
  • Phù hợp với thông số: Người thợ sơn áp dụng các phép đo chiều dày của lớp sơn điều chỉnh cho phù hợp với thông số mà các tiêu chuẩn đặc ra.

Bề mặt sơn phủ cần đáp ứng các tiêu chí về màu sắc màu sắc, độ bóng, cấu hình bề mặt, độ bám dính, tính linh hoạt, khả năng chống va đập, độ cứng. Bề dày sơn được đo bằng các phương pháp sau:

  • Máy đo độ dày lớp sơn phủ bề mặt.
  • Thước đo độ dày.
  • Máy đo độ dày bằng siêu âm.
  • Đồng Hồ Đo Độ Dày Đồng Hồ Đo Bút Thử Micromet.
STTTIÊU CHUẨNPHƯƠNG PHÁP
1ASTM D7378-10; ASTM D4138- 94Phương pháp đo bề dày lớp sơn tĩnh điện
3ASTM D3281-84Phương pháp xác định độ bền va đập cho lớp phủ hữu cơ khô
4ASTM D523-89Trình tự tiến hành và các bước thực hiện kiểm tra độ bóng của màng sơn khô
5BS EN 10169-1:1997Quy chuẩn độ bóng của màng sơn khô
6ASTM D3363-29Phương pháp kiểm tra độ cứng của màng sơn
7ASTM 4145-83 & TCVN 2099:1993Phương pháp kiểm tra độ bền uốn của màng sơn
8ASTM D4752-87Phương pháp kiểm tra độ bền dung môi của màng sơn khô

2.3. Độ phủ sơn tĩnh điện

Độ phủ là số mét vuông mà 1 lít sơn hoặc 1 kg sơn có thể phủ kín bề mặt và đạt độ dày theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Để xác định lượng sơn cần dùng trước tiên cần xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn, sau đó tra cứu thông tin về độ phủ mà nhà sản xuất ghi trong hướng dẫn sử dụng. Từ đó tính được lượng sơn sử dụng.

Tuy nhiên, công thức trên dựa vào điều kiện lý tưởng chưa tính đến sự thiếu hụt trong quá trình phun. Tùy thuộc vào các hệ thống phun hoặc thu hồi bột sơn của các buồng sơn riêng biệt sẽ có sự thiếu hụt khác nhau. Chính xác hơn còn phụ thuộc vào hệ thống phun sơn của từng loại theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Các sản phẩm nhôm Dinostar
Các sản phẩm nhôm Dinostar luôn đạt những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về sơn tĩnh điện

3. Cách bảo quản bột sơn đúng cách

Bảo quản sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng của sản phẩm, có độ bền cao trước thời tiết khắc nghiệt ,… Một số cách thường dùng để bảo quản sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Vị trí: Nên để bột sơn tĩnh điện tại nơi khô thoáng, cao ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để chất lượng sơn được giữ vững trong quá trình sử dụng.
  • Nhiệt độ: Để đảm bảo chất lượng khi sử dụng, hạt bột không bị biến đổi thành phần cấu tạo, biến dạng kích thước…nên duy trì nhiệt độ bảo quản bột sơn không quá 30 độ C
  • Trong quá trình sử dụng: Nên sử dụng hết lượng bột sơn tĩnh điện trong thùng, nếu không dùng hết thì nên đóng chặt miệng, không để tiếp xúc với không khí.
  • Vận chuyển: Tránh tình trạng rơi, vỡ thùng gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt bột sơn khi đưa vào sử dụng thì không nên xếp quá 5 lớp.

Nắm bắt thị trường và tâm lý khách hàng về sự thay đổi chất lượng bề mặt dưới các tác động xấu của môi trường là mục tiêu cốt lõi của Nhôm Dinostar. Xuyên suốt thời gian qua, Nhôm Dinostar đã đưa ra thị trường các sản phẩm được phủ lớp sơn tĩnh điện hiện đại, đạt các tiêu chuẩn nghiêm khắc tại Việt Nam và thế giới. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng bề mặt bởi các lớp sơn tĩnh điện trường tồn với thời gian, đảm bảo bền màu. Không chỉ màu sơn mà ngay cả chất lượng

Chính vì thời tiết khắc nghiệt, dễ làm hư hại lớp phủ bề mặt sản phẩm như oxi hóa, muối hóa,… Vì vậy, những sản phẩm cao cấp đạt tiêu chuẩn sơn tĩnh điện đem lại độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết trên giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn để nhận biết cách lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn về phun sơn trên bề mặt nhôm.

Đội ngũ nhân viên của Công ty cổ phần nhôm Ngọc Diệp luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách. Liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn và nhận ngay ưu đãi bạn nhé!

Thông tin liên hệ: 

Nhôm Dinostar – Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp

Trụ sở chính:

  • 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Tel: 024. 3942. 7991 – Fax: 024. 3218. 1304.

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

  • 360 Điện Biên Phủ – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.
  • Tel: 028. 3514. 4769 – Fax: 028. 3514. 4739.

Nhà máy: Đường C2 – Khu C – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên

Có thể bạn cần biết: